Quantcast
Channel:
Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Một số kỹ thuật sơ cứu các tai nạn thường gặp

0
0

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sẽ phải đối mặt với vô vàn các tình huống xảy ra bất ngờ, trong đó có các tai nạn gây chấn thương. Trong thời gian nhanh nhất có thể, bạn cần quyết định việc cần phải làm để đảm bảo an toàn cho nạn nhân cũng như không đẩy mình vào những mối nguy hiểm không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những vấn đề cần biết khi kỹ thuật sơ cứu các tai nạn thường gặp.

Những vấn đề cần biết khi sơ cứu 

Bộ dụng cụ sơ cứu

Bộ dụng cụ sơ cứu

Bộ dụng cụ sơ cứu cơ bản nên được chuẩn bị trong gia đình, khi bạn đi du lịch, khi bạn là vận động viên thể thao… Một số đồ dùng phổ biến trong đó gồm:

  • Gạc cuộn dùng để buộc, cố định xương khớp, băng vết thương. Bạn cũng có thể đặt lên đường đi của mạch máu để thực hiện bằng ép cầm máu.
  • Gạc miếng vô trùng để cầm máu, rửa, che vết thương.
  • Băng thun để cầm máu, băng ép bất động, băng khi chân bong gân, trật khớp.
  • Băng dán cá nhân để dán vào những vết đứt, rách da nhỏ.
  • Băng dính y tế loại cuộn dễ xé để sử dụng.
  • Panh, kéo, nhiệt kế.
  • Găng tay, túi nilon.
  • Nước sát trùng: cồn rửa tay, nước rửa tay khô để sát trùng tay. Dung dịch cồn 70 độ hoặc povidone iodine 10%.
  • Thuốc: nước muối sinh lý, thuốc hạ sốt, giảm đau.

Khi nào cần trợ giúp về y tế?

Bạn cần trợ giúp y tế khi người bệnh xuất hiện những tình huống y tế khẩn cấp như:

  • Thở nhanh, khó thở.
  • Đau ngực trái hoặc đau bụng vùng thượng vị như bóp nghẹt trong thời gian kéo dài trên 2 phút.
  • Nôn, tiêu chảy, mất nước hay gặp ở trẻ em và người già.
  • Rối loạn ý thức như lú lẫn, ngủ dài mê mệt khó đánh thức, xuất hiện những hành vi bất thường như tự sát…
  • Rối loạn thị lực như mắt mờ.
  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Chảy máu khó cầm.
  • Xuất hiện cơn co giật.

Chờ đợi xe cứu thương hay tự vận chuyển người bệnh?

Chờ đợi xe cứu thương hay tự vận chuyển người bệnh?

Trong các tình huống cần đến trợ giúp y tế khẩn cấp, chờ đợi là một việc làm rất đáng sợ. Những lúc này, thời gian chờ đợi xe cứu thương đến hiện trường khiến người sơ cứu cảm thấy căng thẳng, mỗi phút trôi qua dài như cả giờ đồng hồ. Trước tình huống này luôn có hai luồng tranh cãi là nên tự đưa người bệnh đến bệnh viện hay đợi xe cấp cứu đến?

Câu trả lời cho câu hỏi này không nằm ở việc nên hay không nên đưa người bị nạn đi cấp cứu mà nằm ở việc bạn có kỹ năng nhận biết dấu hiệu y tế khẩn cấp hay không. Khi đã biết các kỹ năng, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì trước tiên. 

Trước khi quyết định đợi xe cứu thương hay chuyển người bệnh, bạn cần trả lời một số câu hỏi:

  1. Bạn có đánh giá được tình trạng bệnh nhân theo nguyên tắc 3 bước ban đầu (quan sát hiện trường, tri giác và đánh giá ABC) không?
  2. Bạn có đảm bảo được dấu hiệu ABC (đường thở – nhịp thở – tim mạch) cho người bị nạn trong quá trình vận chuyển không?
  3. Quãng đường vận chuyển đến bệnh viện có thuận lợi không?

Hiện nay, các dịch vụ thuê xe cứu thương tư nhân đang được nhiều gia đình và người dân sử dụng bởi tính tiện lợi và nhanh chóng. Một trong những đơn vị được nhiều người dùng tin tưởng có thể kể đến Cấp Cứu Vàng. Đơn vị này hiện đang hoạt động rất hiệu quả tại khu vực TP HCM và các tỉnh lân cận. Thời gian tiếp cận hiện trường và hỗ trợ y tế chuyên nghiệp, đầy đủ khi vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Nguyên tắc an toàn trong sơ cứu

Nguyên tắc an toàn trong sơ cứu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều mà tất cả mọi người đều tuân thủ. Nguyên tắc đầu tiên trong sơ cứu là đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và người tham gia sơ cứu.

An toàn cho người sơ cứu: người thực hiện sơ cứu đang chạy đua với thời gian để cứu người bệnh. Thời gian thực hiện là vàng nhưng an toàn là mạng sống. 

Nếu người sơ cứu tự đẩy mình vào mối nguy thì có thể nạn nhân tiếp theo chính là họ. Do đó, bạn chỉ nên tham gia sơ cứu khi đã được huấn luyện trong tình huống cụ thể. Tình huống này có thể là vào đám cháy cứu người ngạt khói, cứu người điện giật…

Đề phòng các bệnh lây nhiễm: hiện nay có nhiều bệnh lây nhiễm qua máu, vết thương hở như HIV, virus viêm gan A, B, C và các khuẩn lây nhiễm khác. Bảo vệ tay, mắt khi tiếp xúc với vết thương chảy máu, dịch cơ thể người bệnh…

An toàn cho người bị nạn: hạn chế di chuyển người bị nạn ra khỏi hiện trường trước khi bạn đánh giá được những tổn thương thứ phát. Chỉ di chuyển người bệnh nếu bạn đánh giá môi trường xung quanh nguy hiểm như có nguy cơ cháy nổ, nhiễm độc…

Kỹ thuật sơ cứu các tai nạn thường gặp

Phương pháp tiếp cận một tai nạn chấn thương

Để tiếp cận một tai nạn chấn thương sẽ bao gồm 2 giai đoạn là đánh giá ban đầu và đánh giá lần 2. Đánh giá ban đầu, người sơ cứu cần xác định tình trạng bệnh nhân dựa theo nguyên tắc 3 bước ban đầu. Các vấn đề cần nắm bắt gồm:

  • Nhận định mức độ nguy hiểm của hiện trường và môi trường xung quanh.
  • Đánh giá khả năng đáp ứng ý thức của người bị nạn.
  • Đảm bảo thông thoáng đường thở.
  • Cố định cột sống cổ cho bệnh nhân.
  • Kiểm soát tình trạng chảy máu và hỗ trợ tuần hoàn người bệnh.
  • Gọi cứu trợ y tế càng sớm càng tốt.

Quá trình đánh giá lần 2 để đảm bảo tránh bỏ sót tổn thương. Người sơ cứu cởi bỏ bớt quần áo. Trường hợp có chấn thương có thể lấy kéo cắt quần áo từ bên lành sang bên chấn thương. Các bộ phận cần đánh giá là:

  • Đầu, mặt, cổ xem có vết rách, vỡ xương, chảy máu không.
  • Kiểm tra sự toàn vẹn của cột sống.
  • Sờ hai vai, dọc theo xương sườn, hai mạng sườn để kiểm tra vết rách, lỗ thủng…
  • Tay: sờ dọc 2 tay để kiểm tra xương.
  • Bụng: sờ nắn ổ bụng nhẹ nhàng
  • 2 chân: sờ dọc trục 2 đùi và cẳng chân để kiểm tra xương.

Kỹ thuật sơ cứu người chấn thương cột sống

Kỹ thuật sơ cứu người chấn thương cột sống

Sơ cứu người chấn thương cột sống bạn làm theo các bước sau:

  1. Đặt người bị nạn nằm ngửa, thẳng, tư thế duy trì được hô hấp.
  2. Di chuyển người bị nạn đúng cách với 4 người, 3 người cùng 1 bên và 1 người giữ trục cột sống thẳng.
  3. Cố định cột sống cổ bằng nẹp hoặc dùng vật cứng chèn hai bên vai trong khi vận chuyển.
  4. Gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.

Kỹ thuật sơ cứu vết thương hở do vật sắc nhọn

Với những vết thương nhỏ, bạn thực hiện các bước sau:

  1. Rửa sạch vết thương dưới dòng nước sạch. Có thể dùng thêm xà phòng nếu vết thương bẩn.
  2. Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát trùng, để khô tự nhiên rồi băng bó lại. Lưu ý không nên băng quá kín vết thương.

Với những vết thương lớn:

  1. Cầm máu vết thương bằng gạc hoặc vải sạch.
  2. Nếu có dị vật, chất bẩn cần nhẹ nhàng lấy ra bằng kẹp, nhíp sạch. Khi nạn nhân bị những vật nhọn đâm xuyên như dao, kéo… thì tuyệt đối không rút ra mà cần băng kín lại rồi đưa đến cơ sở y tế.

Kỹ thuật sơ cứu bong gân, trật khớp, gãy xương

Kỹ thuật sơ cứu bong gân, trật khớp:

  1. Chườm lạnh vùng khớp bị tổn thương. Lưu ý, bạn nên bọc đá lạnh qua lớp vải, mỗi lần chườm không quá 20 phút. Những ngày sau khi đã bớt sưng nề chuyển qua chườm nóng.
  2. Cố định khớp bằng chun quấn.
  3. Chống đau bằng cách hạn chế vận động, uống thuốc giảm đau.
  4. Kê cao chân để giảm phù nề. Nạn nhân nên để chân cao hơn vị trí của tim.

Kỹ thuật sơ cứu khi gãy xương:

  1. Gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.
  2. Kiểm tra các tổn thương khác nếu có trên cơ thể.
  3. Cố định xương gãy, giúp giảm đau và cầm máu.
  4. Nẹp khớp phía trên và phía dưới ổ gãy.

Kỹ thuật sơ cứu khi bị đuối nước

Kỹ thuật sơ cứu nạn nhân đuối nước:

  1. Tìm cách đưa nạn nhân đến nơi khô ráo. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiệt sức và người sơ cứu đã được huấn luyện kỹ thuật sơ cứu, biết bơi thì có thể kéo nạn nhân lên bờ bằng tư thế ngửa cổ nạn nhân lên phía trên để hỗ trợ hô hấp.
  2. Để người bị nạn nằm ngửa, đánh giá các bước ABC, khai thông đường thở và đánh giá hô hấp.
  3. Ủ ấm cơ thể người bị nạn.

Kỹ thuật sơ cứu khi bị điện giật

Kỹ thuật sơ cứu khi bị điện giật

Các bước trong kỹ thuật sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật:

  1. Gọi người hỗ trợ. Người sơ cứu tuyệt đối không chạm hay đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường nếu chưa chắc chắn nguồn điện đã được ngắt.
  2. Đánh giá nạn nhân theo quy trình ABC, chú ý chấn thương kèm theo, đặc biệt là bộ phận cột sống.
  3. Ủ ấm nạn nhân.
  4. Gọi hỗ trợ y tế trong bất kỳ trường hợp nào.

Kỹ thuật sơ cứu các tai nạn thường gặp là điều mà mỗi người cần phải trang bị cho bản thân bởi vì các kỹ thuật này không chỉ có ích cho những người xung quanh mà còn có chính bản thân bạn. Trong thực tế còn rất nhiều kỹ thuật sơ cứu cho các tình huống nguy hiểm khác. Hãy tiếp tục theo dõi DesignTNT để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.

The post Một số kỹ thuật sơ cứu các tai nạn thường gặp appeared first on .


Viewing all articles
Browse latest Browse all 444

Latest Images

Trending Articles





Latest Images